Comic Coin – Dự án thay đổi ngành truyện tranh và animation

Bổ sung kinh phí chuẩn bị tổ chức SEA Games 31 Bia Saigon là nhà tài trợ kim cương cho SEA Games 31 tại Việt Nam Sinh viên trường Báo mang du lịch văn hóa Hà Nội vào những tựa game kinh điển

Từ nhỏ đã ước mơ thành giáo viên tiểu học

Ra và lớn lên ở miền núi biên giới Xứ Lạng, ít ai nghĩ rằng cô bé người dân tộc nhỏ thó, nghịch ngợm ngày nào giờ đây lại trở thành cô giáo chủ nhiệm, dạy học sinh tiểu học.

Cô giáo Thuỷ chia sẻ: “Ước mơ trở thành giáo viên tiểu học của tôi xuất phát từ một bài học môn Giáo dục công dân hồi cấp 2. Đó là khi cả lớp được nghe câu chuyện kể về thầy cô giáo vùng cao ở Mèo Vạc (Hà Giang) phải vượt đường núi đi xách từng thùng nước, nhưng vẫn cố gắng bám trường bám lớp để mang “cái chữ” cho học sinh vùng cao. Tôi cũng đặc biệt yêu mến trẻ con nên từ đó đã quyết tâm thi đỗ và theo học khoa sư phạm Tiểu học của Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn”.

Ra trường năm 2007 cũng là lúc cô Thuỷ rời quê hương, theo chồng đến vùng đất Tiên Yên để sinh sống, lập nghiệp.

Ước mơ trở thành giáo viên tiểu học của cô giáo Vương Thanh Thuỷ đã trở thành hiện thực
Ước mơ trở thành giáo viên tiểu học của cô giáo Vương Thanh Thủy đã trở thành hiện thực

Ban đầu cô Thuỷ được phân công làm giáo viên ở Trường PTCS Hà Lâu (nay là Trường PTDTBT TH&THCS Hà Lâu), là trường vùng cao khó khăn nhất huyện Tiên Yên (cách thị trấn 27km, có điểm trường cách thị trấn gần 40km). Sau đó cô được luân chuyển về Trường PTCS Yên Than (nay là Trường TH&THCS Yên Than, cách thị trấn 7km).

Theo cô Thuỷ, phần lớn học sinh ở đây người dân tộc Dao, Tày… Những năm tháng mới bước chân vào nghề được dạy học ở hai ngôi trường này, cô Thuỷ đã chứng kiến hoàn cảnh khó khăn cũng như sự nỗ lực, cố gắng để được đến lớp, đến trường của nhiều em học sinh.

Vì thế, tự bản thân cô Thuỷ, từ một cô sinh viên nghịch ngợm cũng đã rèn luyện để chín chắn, trưởng thành, được đứng trong hàng ngũ của Đảng, đạt được danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp trường nhiều năm liên tục, phụ nữ “giỏi việc trường, đảm việc nhà”. “Tôi tự cảm thấy mình ngày càng có thêm động lực để gắn bó, yêu công việc mà mình đã chọn - công việc “trồng người”, cô Thuỷ chia sẻ.

Tháng 3/2020, cô Thuỷ được luân chuyển về Trường Tiểu học Tiên Lãng. Hiện nay cô giáo Thuỷ đang chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3A.

Cô giáo Thuỷ với học sinh lớp chủ nhiệm
Cô giáo Thuỷ với học sinh lớp chủ nhiệm

Cậu học trò “đặc biệt” và phương pháp “thách đấu chơi game”

Trong lớp cô Thuỷ đang chủ nhiệm có 24 học sinh, em Vũ Trần Minh Quân là học sinh “đặc biệt”.

Quân là học trò đặc biệt bởi năm 4 tuổi em bị ngã khiến khả năng học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Vì thế mà mặc dù đã 8 tuổi, nhưng Quân chỉ nhỏ thó, gầy gò, khuôn mặt còn nhiều nét ngây thơ như mới lên 5.

Cô Thuỷ cho biết: “Mỗi lần em Quân viết bài là tay run, không đưa nổi nét bút và nhanh mỏi tay. Không những thế, Quân lúc nào cũng trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ. Tìm hiểu kỹ hơn thì hoá ra Quân thiếu vắng sự quan tâm của người lớn vì bố mẹ ly hôn khi em chỉ vài tháng tuổi. Phần lớn thời gian em ở với ông bà ngoại”.

Cô Thuỷ kèm học trò Vũ Trần Minh Quân trên trường
Cô Thuỷ kèm học trò Vũ Trần Minh Quân trên trường

Ban đầu cô Thuỷ đã tìm đủ phương pháp để tiếp cận, kể cả cho Quân lên ngồi cạnh, ngay bàn giáo viên, nhưng vẫn không hiệu quả. May mắn trong một lần thấy em chơi game bằng điện thoại của mẹ, Quân chơi rất tập trung, nói to, rõ ràng…

Từ đó, cô Thuỷ nảy ra phương pháp lồng ghép các nội dung học vào trò chơi “bắn súng” để viết chữ, “ném bom” để học đánh vần, bấm giờ trên điện thoại để luyện đọc văn bản… Tất cả môn học đều được cô Thuỷ biến tấu thành các trò “game hot” gắn với sử dụng từ ngữ của game để Quân hứng thú.

“Trò chơi” sôi nổi đến mức tôi “nổi tiếng” bất đắc dĩ với biệt danh “cô giáo mê game”.

Sau 2 tuần nỗ lực “chơi game”, Quân đã viết được bằng bút chì và đánh vần được, không còn cầm máy chơi game nữa, có hứng thú học bài hơn.

Quân còn được cô Thuỷ kèm miễn phí ở nhà
Quân còn được cô Thuỷ kèm miễn phí ở nhà

Ngoài việc rèn trên lớp, cô Thuỷ còn vận động ông bà của Quân tranh thủ đưa em về nhà chơi với hai con của cô, đồng thời tiện kèm “miễn phí” để duy trì kết quả học tập cho học trò.

Quân được sinh hoạt như một đứa trẻ bình thường khi đến nhà cô Thuỷ dạy kèm
Quân được sinh hoạt như một đứa trẻ bình thường khi đến nhà cô Thuỷ dạy kèm

Nhận thấy sự nỗ lực “chơi game” của hai cô trò trong thời gian qua, đặc biệt là sự thay đổi theo hướng ngày càng tích cực của Quân, các thầy cô trong trường, đặc biệt là Ban Giám hiệu nhà trường và phụ huynh học sinh đã kịp thời ghi nhận và động viên cô Thuỷ để cô cố gắng hơn nữa.

Ban Giám hiệu khích lệ, động viên cô giáo Thuỷ sử dụng phương pháp dạy học riêng của mình để có hiệu quả với học sinh chậm tiến
Ban Giám hiệu khích lệ, động viên cô giáo Thuỷ sử dụng phương pháp dạy học riêng của mình để có hiệu quả với học sinh chậm tiến

Cô Hoàng Thị Mỹ - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Cô Thuỷ là một người phụ nữ mạnh mẽ nhưng hết sức tâm lý. Mặc dù hoàn cảnh đặc biệt, đã ly hôn, một mình nuôi hai con nhỏ, một mình sinh sống xa quê nhưng cô Thuỷ luôn coi học trò như con của mình. Cô Thuỷ tự tìm nhiều phương pháp riêng để dạy học sinh, nhất là học sinh chậm tiến. Thực tế, các phương pháp đó đã phát huy hiệu quả tích cực, được Ban Giám hiệu, tập thể giáo viên nhà trường và phụ huynh tin tưởng”.

Quân hào hứng mỗi khi đến ngày cuối tuần, vì được đến nhà cô Thuỷ vừa học, vừa chơi
Quân hào hứng mỗi khi đến ngày cuối tuần, vì được đến nhà cô Thuỷ vừa học, vừa chơi

Nói về phương pháp dạy học của mình, cô Thuỷ cho biết: “Thay vì thấy mình là một cô giáo “dị”, chỉ thích “khác người”, thì tôi lại coi đó là phương pháp dạy học riêng của bản thân với mục tiêu là truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho học sinh, nhất là các học sinh chậm tiến, dù có phải tốn thời gian, đòi hỏi kiên trì, nhẫn nại hơn nhiều so với cách dạy học thông thường”.

Ngoài trò Quân, trước đây cô Thuỷ cũng đã kèm cặp trò Nguyễn Trung Nghĩa tiến bộ từng ngày. Theo cô Thuỷ, phương pháp dạy học của cô không có gì đặc biệt, chủ yếu là tìm được ra nguyên nhân của việc tiếp thu chậm, nghịch ngợm… từ đó nắm bắt tâm lý của trẻ, định hướng kịp thời, đúng đắn và luôn bên cạnh động viên, truyền lửa yêu thương. Như vậy, cô mới có phương pháp khắc phục hợp lý, giúp các em ngoan ngoãn, phát triển bình thường như các bạn cùng trang lứa.

"Sau 12 năm làm giáo viên tiểu học, tôi cảm thấy tình yêu trẻ của tôi lớn dần. Nhìn những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên như chính hai đứa con thơ của mình, tôi thấy mình thật “giàu có”. Chính duyên làm nghề giáo khiến tôi có nhiều đứa con hơn các bà mẹ bình thường khác. Lắm con, nhiều của là vậy", cô Thuỷ chia sẻ.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp Thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp
Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
Quảng Nam: Sở Giáo dục và Đào tạo có tân Giám đốc Quảng Nam: Sở Giáo dục và Đào tạo có tân Giám đốc
Hà Nội: Thêm 2.000 học sinh được trao tặng thiết bị học trực tuyến Hà Nội: Thêm 2.000 học sinh được trao tặng thiết bị học trực tuyến
Cần Cần "đổi mới" giáo dục nghề nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0