Thứ bảy 02/12/2023 12:21 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám?

-
In bài viết

TTTĐ - Trải qua hàng ngàn năm, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ nguyên dáng vẻ cổ kính của một trung tâm giáo dục Nho học lớn nhất Việt Nam thời quân chủ. Đây chính là điều khiến các chính khách quốc tế mỗi khi tới Hà Nội đều không thể không tới tham quan nơi này.

Cuộc "gặp gỡ" giữa hai di sản văn hóa Việt - Nhật tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Tuần lễ Thiết kế Việt Nam 2023 sẽ diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Văn Miếu – Quốc Từ Giám nâng cấp biên lai điện tử phục vụ du khách

Nơi hội tụ văn hóa và tri thức

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử tiêu biểu, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Trong đó, Văn Miếu được thành lập vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông tại kinh đô Thăng Long để tôn thờ Tiên thánh, tiên hiền Nho học và là nơi Thái tử học tập.

Quốc Tử Giám được xây dựng phía sau Văn Miếu vào năm 1076 dưới thời vua Lý Nhân Tông, là nơi học tập của con em các quan lại và tầng lớp quý tộc để trở thành các nho sĩ và ra làm quan. Đây không chỉ là nơi thờ tự mà còn là trung tâm giáo dục Nho học lớn nhất Việt Nam thời quân chủ.

Khu nội tự của Văn Miếu - Quốc Tử Giám được ngăn làm năm lớp không gian. Để vào khu nội tự, phải qua cổng Văn Miếu, phía trước có hai tấm bia "Hạ mã" nghĩa là xuống ngựa, để nhắc nhở các bậc công, khanh, phu, sĩ hay thứ dân khi đi qua nơi này đều phải xuống ngựa để tỏ sự tôn kính. Điều này thể hiện một hành trình của đạo học mang tính biểu tượng, bắt đầu bằng lễ, sự nghiêm túc, sau mới là tài năng và kiến thức.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Văn Miếu - Quốc Tử Giám được coi là "Trường đại học đầu tiên của Việt Nam"

Ở giữa khu thứ 3 - khu bia tiến sĩ có giếng Thiên Quang hình vuông, tượng trưng cho mặt đất, phản chiếu hình ảnh cửa sổ tròn của Khuê Văn Các - tượng trưng cho bầu trời. Hai bên giếng là các dãy bia tiến sĩ tôn vinh các vị tiến sĩ đỗ đạt trong các khoa thi (1442-1779) do triều đình tổ chức.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Hai bên khu Tiền án của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có hai tấm bia đề chữ “Hạ mã”, có nghĩa là "xuống ngựa".

Tại khu thứ 4, sân Đại Bái ở trung tâm, hai bên sân là hai dãy nhà Tả vu và Hữu vu xưa đặt bài vị thờ của 72 học trò xuất sắc của Khổng Tử và từ năm 1370, thờ Chu Văn An - nhà Nho và người thầy tiêu biểu của Việt Nam. Kiến trúc chính là nhà Bái Đường và Điện Đại Thành .

Khu thứ 5 là Nhà Thái Học được xây dựng trên nền cũ của trường Quốc Tử Giám xưa, nơi tôn vinh thầy giáo Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng của dân tộc Việt Nam, và ba vị vua có công khởi lập và phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám và nền giáo dục Việt Nam. Lầu trống bên Đông và lầu chuông bên Tây làm tăng sự trang nghiêm, uy nghi của quần thể.

Sức hấp dẫn của một di sản

Là một di tích lịch sử, biểu tượng của đạo đức, nền học vấn và tầm nhìn xa trông rộng của người Việt, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trường tồn qua thăng trầm của thời gian, qua các triều đại và biến cố.

Năm 1906, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, “biểu tượng của nền văn hiến và trí tuệ Việt” đã được Toàn quyền Đông Dương xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Khu di tích đã được tu sửa vào, năm 1920 và năm 1947 với sự trợ giúp của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp.

Năm 1956, khu di tích lại được trùng tu, và năm 1962, khu di tích được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Sau nhiều lần trùng tu, tu sửa cùng với việc hoàn thành xây dựng công trình nhà Thái Học trên nền cũ của trường Quốc Tử Giám xưa vào năm 2000, khu di tích có diện mạo như ngày nay.

Đáng chú ý, 82 bia đá tiến sĩ tại đây đã được UNESCO ghi vào danh mục Ký ức thế giới toàn cầu năm 2011. Năm 2012, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Khu vườn bia tiến sĩ bên Tây Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, quần thể di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách nhất Hà Nội hiện nay.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?

Chính khách ngỡ ngàng, trầm trồ trước di sản

Đặc biệt, không chỉ đối với khách du lịch trong và ngoài nước, Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn là một trong những điểm đến đầu tiên của các chính khách khi đặt chân tới Việt Nam.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam cuối năm 2022, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher đã đi thăm khu phố cổ Hà Nội và không bỏ qua di tích này.

Ông bày tỏ: “Đến Hà Nội, tôi không thể không ghé thăm Văn Miếu, một biểu tượng của lịch sử và truyền thống lâu đời của Việt Nam mà tôi vô cùng quan tâm và ngưỡng mộ”.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Vẻ cổ kính của Khuê Văn Các

Tiếp đến, tháng 3/2023, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO - ông Lazare Eloundou Assomo cũng đã đặt chân Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Tại đây, ngài giám đốc đặc biệt quan tâm tới 82 bia tiến sĩ và lịch sử giáo dục khoa cử của Việt Nam. Trao đổi với cán bộ khu di tích, ông Lazare Eloundou Assomo nói: “82 bia tiến sĩ là những di sản tư liệu mang giá trị cao về mặt văn hóa, lịch sử, mỹ thuật cần được bảo tồn và gìn giữ cho những thế hệ sau và lan tỏa tới bạn bè khắp năm châu”.

Ông cũng bày tỏ sự trân trọng đối với lịch sử và nền giáo dục Việt Nam, đồng thời mong muốn có dịp được quay trở lại tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám và sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu sâu về lịch sử khu di tích này.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu cho Thủ tướng Xavier Bettel những cây đa, cây nhãn, cây xoài cổ thụ trong khuôn viên của di tích

Gần đây nhất, đầu tháng 5/2023, trong chuyến thăm Việt Nam, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel cũng đã tham quan Văn Miếu.

Ông cũng không quên bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nền văn hiến nói chung và nền giáo dục Việt Nam nói riêng, trong đó Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi gìn giữ và tôn vinh đạo học, lưu giữ và thể hiện đặc sắc những giá trị nổi bật của văn hiến Việt Nam.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel ngỡ ngàng trước vẻ cổ kính của di tích
Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO - ông Lazare Eloundou Assomo cũng đã đặt chân Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Có thể thấy, với lượng du khách tham quan tăng đều trong thời gian gần đây, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đang chứng tỏ là một mô hình thành công về phát huy giá trị di sản của Thủ đô bởi những nỗ lực và sáng tạo của đội ngũ cán bộ, người lao động làm việc tại di tích qua các thời kỳ.

Với rất nhiều hoạt động được tổ chức gần đây, Văn Miếu - Quốc Tử Giám không chỉ trở thành một trung tâm văn hoá, một không gian sáng tạo, mà còn là điểm đến du lịch - văn hoá hấp dẫn, một địa chỉ không thể không đến của du khách khi đến thăm Thủ đô.

Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
Văn Miếu - Quốc Tử Giám giờ trở thành trung tâm văn hóa, không gian sáng tạo....
Điều gì khiến chính khách trầm trồ khi đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám?
... và là một địa chỉ không thể không đến của du khách, chính trị gia khi đến thăm Thủ đô
Thái Sơn
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Mẫu nhí Suri Tuệ Nhi lộng lẫy trên sàn diễn thời trang

Mẫu nhí Suri Tuệ Nhi lộng lẫy trên sàn diễn thời trang

TTTĐ - Mới đây, trong fashion show "Ký họa quê hương" tổ chức tại thành phố Chí Linh, Hải Dương, sự xuất hiện của mẫu nhí Suri Tuệ Nhi đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Cô bé 8 tuổi đến từ thành phố Vinh (Nghệ An) cùng với Á hậu Hòa bình Việt Nam 2023 Bùi Khánh Linh đảm nhận vị trí first face (gương mặt mở màn) cho BST Hoa Bắc Bộ của NTK Thạch Linh.
Phát hành 24 tập truyện dài về chú mèo máy Doraemon

Phát hành 24 tập truyện dài về chú mèo máy Doraemon

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 90 năm ngày sinh tác giả Fujiko F Fujio (1/12/1933 - 1/12/2023) - "cha đẻ" của bộ truyện về chú mèo máy Doraemon, NXB Kim Đồng phát hành "Premium Boxset Doraemon Truyện dài" (24 tập) được thiết kế đặc biệt với số lượng in giới hạn.
Quán quân, Á quân Fitness Supermodel Vietnam 2023 hội tụ trong bộ ảnh

Quán quân, Á quân Fitness Supermodel Vietnam 2023 hội tụ trong bộ ảnh

TTTĐ - Lần đầu tiên kể từ khi đăng quang ngôi vị cao nhất Fitness Supermodel Vietnam 2023 - Tiến Trường, Kim Anh chính thức công bố bộ ảnh mới chỉn chu bắt mắt tại Sol Kitchen and Bar và Dolce by Wyndham Hanoi Golden Lake. Đây như một lời tri ân tình cảm yêu mến của khán giả đã dành cho các Quán quân, Á quân cũng như cuộc thi.
Tin khác
[Xem thêm]
Hé lộ ê-kíp “khủng” đằng sau MV debut của Giana

Hé lộ ê-kíp “khủng” đằng sau MV debut của Giana

TTTĐ - Tối 30/11, tân binh Giana (từng được biết đến là hot girl bước ra từ Vietnam Idol 2023) đã chính thức tung MV debut, với ca khúc chủ đề “Yêu đậm âm điệu”. Kể từ sản phẩm đầu tay này, nữ ca sĩ sinh năm 2002 chính thức hoạt động sự nghiệp âm nhạc với nghệ danh Giana.
“Bà trùm” phường Xoan cổ làm giám khảo "Của ngon vật lạ"

“Bà trùm” phường Xoan cổ làm giám khảo "Của ngon vật lạ"

TTTĐ - Món canh chua rau sắn nấu sườn của Phú Thọ mang tới những phần thi đầy khó khăn và thách thức dành cho 2 đội chơi "Của ngon vật lạ" (phát sóng 12h Chủ nhật ngày 3/12 trên kênh VTV3). Xuất hiện tại trường quay để giới thiệu món ăn đặc sản của quê hương mình là “bà trùm” phường Xoan cổ của vùng đất Tổ Nguyễn Thị Lịch.
Loạt thí sinh Miss Earth 2023 diện áo dài khi đến Việt Nam

Loạt thí sinh Miss Earth 2023 diện áo dài khi đến Việt Nam

TTTĐ - Trong những ngày qua, dàn thí sinh quốc đã tế lần lượt đáp xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) để bắt đầu cuộc đua sắc đẹp. Hiện gần 90 ứng viên đã có mặt tại Việt Nam, chuẩn bị bước vào hành trình chinh phục vương miện danh giá tại Miss Earth 2023. Được biết, những thí sinh cuối cùng sẽ đến Việt Nam vào ngày 2/12 để hoàn thiện đội hình.
Cách làm hay trong thực hiện văn hóa công sở và công cộng

Cách làm hay trong thực hiện văn hóa công sở và công cộng

TTTĐ - Ngày 29/11, tại Hà Nội diễn ra 2 hội nghị tọa đàm chia sẻ cách làm và kinh nghiệm hay trong tổ chức thực hiện phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô thi đua thực hiện văn hóa công sở và công cộng".
CEO trẻ tạo dựng thương hiệu làm đẹp bằng niềm đam mê

CEO trẻ tạo dựng thương hiệu làm đẹp bằng niềm đam mê

TTTĐ - Nữ doanh nhân trẻ Trịnh Minh Nguyệt đã tạo dựng thương hiệu spa bởi tình yêu cái đẹp và khao khát mang sự tự tin cho phụ nữ Việt. Với phương pháp làm đẹp không xâm lấn, CEO trẻ Trịnh Minh Nguyệt tự tin mang đến vẻ đẹp tự nhiên cho cộng đồng cùng với đó là việc làm cho nhiều học viên tại spa.
Khép lại mùa lễ hội thành công hơn cả mong đợi

Khép lại mùa lễ hội thành công hơn cả mong đợi

TTTĐ - Tối 28/11, tại Không gian kiến trúc Pa-vi-li-on Phân xưởng Nóng của Nhà máy xe lửa Gia Lâm - một trong 4 không gian kiến trúc của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 đã diễn ra lễ bế mạc, khép lại một mùa lễ hội thành công hơn cả mong đợi.
Phát huy lợi thế để công nghiệp văn hóa thành kinh tế mũi nhọn

Phát huy lợi thế để công nghiệp văn hóa thành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Là một trong 3 thành phố được lựa chọn trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa tại Việt Nam, Hà Nội có rất nhiều ưu thế trong 12 ngành thuộc lĩnh vực này như thời trang, phần mềm và các trò chơi giải trí, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, kiến trúc... mà đất nước ta tập trung triển khai. Vì thế, các ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đa phần nhấn mạnh vào việc có các cơ chế đặc thù, tập trung phát huy lợi thế để công nghiệp văn hóa trở thành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.
Lê Hữu Đạt giành Á vương 4 Mister Global 2023

Lê Hữu Đạt giành Á vương 4 Mister Global 2023

TTTĐ - Trong đêm chung kết Mister Global 2023 (Nam vương Toàn cầu 2023) diễn ra tại Maha Sarakham -Thái Lan, đại diện Việt Nam Lê Hữu Đạt đã xuất sắc giành ngôi vị Á vương 4.
Xem phiên bản di động