Bộ GD&ĐT yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn Khuyến khích xã hội hóa theo tinh thần tự nguyện trong dạy và học tiếng Anh Luật sư Hà Nội dạy học trò về tác hại của thuốc lá điện tử

Các thầy cô giáo đã tham dự 1 giờ dạy minh họa chuyên đề môn Đạo đức bài Quan tâm hàng xóm láng giềng (tiết 1), bộ sách kết nối tri thức do cô giáo Ngô Thị Hoài trường Tiểu học Mỹ Hưng thực hiện.

Nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức ở bậc Tiểu học
Học sinh trường Tiểu học Mỹ Hưng (Thanh Oai, Hà Nội) tham gia tiết học môn Đạo đức

Thông qua giờ dạy minh họa đã chú trọng phát triển năng lực tự chủ, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, lắng nghe, trả lời câu hỏi, chia sẻ cùng các bạn tạo khí thế sôi nổi trong hoạt động nhóm. Với nội dung được xây dựng chặt chẽ giáo viên đã dẫn dắt học sinh từ khởi động múa hát đến tìm hiểu trả lời, ghi chép, xem video, quan sát tranh thảo luận, chia sẻ trước lớp và giao lưu cùng các bạn với tinh thần thoải mái, tự tin…

Sau khi dự giờ, đồng chí Nguyễn Thị Anh Đào, chuyên viên phòng Giáo dục, Tổ trưởng tổ Tiểu học đã chủ trì điều hành và tổ chức để giáo viên thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo Đức theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 3.

Tiết học được ghi nhận và đánh giá cao. Đã có 17 ý kiến nhận xét bài giảng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, thực hiện tốt mục tiêu của bài học. Trong tiết dạy học sinh đều tự giác, tích cực xây dựng bài, có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động tìm hiểu, quan sát, lắng nghe…tạo được nhiều hứng thú cho học sinh khi tham gia hoạt động nhóm, thảo luận, xử lý tình huống trong tạo dựng mối quan hệ tốt với những người hàng xóm.

Đối với bậc tiểu học Đạo đức là môn học có vai trò vô cùng quan trọng, giúp học sinh hình thành và phát triển cảm xúc tích cực, ý thức đúng đắn về những chuẩn mực hành vi đạo đức, hình thành kỹ năng của bản thân về cách cư xử, thói quen, nề nếp cơ bản. Qua hoạt động chuyên đề mỗi giáo viên cần có những đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học, giúp học sinh có tư duy tốt, từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, yêu cái thiện cái đúng, biết phân biệt và thể hiện rõ thái độ với thói hư tật xấu… tạo cảm hứng và gieo vào lòng học sinh sự thích thú giúp các em ứng xử đúng đắn thông qua các mỗi quan hệ đạo đức hàng ngày.