“Sân chơi Lịch sử 2023” -Nơi thế hiện lòng yêu Tổ quốc TP Hồ Chí Minh đột phá từ loại hình du lịch “qua miền lịch sử”

Sáng 3/6, tại Hội trường Thành phố đã diễn ra chương trình “Lãnh đạo thành phố gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi" năm 2023. Qua đây, các em thiếu nhi thành phố có dịp nói lên những suy nghĩ, nguyện vọng và đề xuất của mình cho nhiều vấn đề đang được các em quan tâm.

Về giáo dục, các em đã nêu ra các điểm mạnh như: Thành phố có thêm hàng nghìn phòng học; Dễ dàng nghiên cứu kiến thức trên các trang học tập trực tuyến; Chương trình sách giáo khoa mới cũng như nhiều phương pháp dạy học mới phù hợp...

Tuy nhiên, theo các em vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất chưa cải thiện để theo kịp chuyển đổi số, số lượng các tiết sử dụng phòng học thông minh còn ít hay các tiết kỹ năng mềm chưa thực sự chuyên sâu. Đặc biệt, các em cho rằng, phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử hiện nay còn rập khuôn, dễ gây nhàm chán.

Một em học sinh đặt câu hỏi cho các Lãnh đạo
Một em học sinh đặt câu hỏi tại chương trình

Về nhóm Lịch sử - Văn hóa, các em nêu ra những mặt tích cực như: Xây dựng nhiều bảo tàng, địa chỉ đỏ, không gian văn hóa Hồ Chí Minh; Thành lập các câu lạc bộ lịch sử; Tổ chức hội thi vẽ tranh tuyên truyền lịch sử; Lần đầu tiên tổ chức thành công Lễ hội Bánh mì... Tuy vậy, tương tự như các vấn đề mà nhóm giáo dục đã nêu, các em tại nhóm lịch sử cũng đồng tình với hạn chế trong việc bộ môn lịch sử còn theo hướng học thuộc, dễ gây nhàm chán.

Từ đó, các em cũng đề xuất các giải pháp cho những tồn tại nêu trên như: Tăng cường thêm các tiết học ngoại khóa, khả năng thuyết trình; Học lịch sử bằng những thước phim ngắn; Xây dựng các fanpage tìm hiểu kiến thức về lịch sử, văn hóa; Đẩy mạnh các hoạt động hành trình du khảo thiếu nhi hay các cuộc thi lịch sử,...

, ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh
Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh giải đáp các câu hỏi của các em thiếu nhi về các vấn đề giáo dục

Ghi nhận tất cả các ý kiến trên, ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh sẽ tổng hợp và xem xét cụ thể từng nhóm vấn đề mà các em học sinh đã nêu ra.

Đồng thời, ông Dương Trí Dũng cho biết, cần phải thay đổi các phương pháp giảng dạy bộ môn lịch sử để các em không còn tiếp thu một cách máy móc và nhàm chán. Qua đó, Sở cũng đã phối hợp ngành Văn hóa, ngành Du lịch để tổ chức cho các em học sinh những buổi trải nghiệm thực tế với công trình lịch sử, địa chỉ đỏ trên địa bàn thành phố.

Các em thiếu nhi TP Hồ Chí Minh cho rằng việc giảng dạy bộ môn Lịch sử còn nhám chán và rập khuôn
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh phát biểu tại chương trình

Tiếp nối ý kiến, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Gíam đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết, ngành Văn hóa hiện đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện kế hoạch liên tịch đưa văn hóa nghệ thuật truyền thống vào học đường, để các em có thêm hiểu biết về những nhạc cụ truyền thống, những nét văn hóa dân gian.

Ngoài ra, bà Thúy cũng cho rằng, qua các vấn đề cũng như câu hỏi đã đặt ra có thể thấy các em cũng đang rất quan tâm đến không gian văn hóa Hồ Chí Minh cũng như các công trình, di tích lịch sử trên địa bàn thành phố. Có thể thấy, lịch sử không chỉ là một môn học mà đó còn là mong muốn để các em hoàn thiện nhân cách, thể hiện sự trân trọng và biết ơn đối với các anh hùng dân tộc...